2019 mình nhận ra câu chuyện chi phí nhất là chi phí vận hành, chi phí cứng, hay chi phí hao hụt, rủi ro... nó ảnh hưởng đến hiệu quả vận hành, hiệu quả kinh doanh thế nào.
Câu chuyện doanh số 1 tỷ/tháng không lợi nhuận tới lợi nhuận rất ít và câu chuyện 100 triệu/th nhưng gần như không có bất kì chi phí rủi ro nào. Anh chủ nhãn Tê Tê đứng top 1 cate cấp 3 ngách của vài sàn uy tín. Ảnh mặc quần xả lỏn cởi trần khoe bụng mỡ tự ngồi đóng đơn, tự viết content, tự giao hàng, tự quản lý,... ảnh có lợi nhuận tốt và thực sự "khỏe" khi gặp khó khăn nó khác thế nào. Dù là hiệu quả không phải quá xuất săc.
Nhưng khi xảy ra sự cố như đợt phong tỏa này mình thực sự khỏe do không cần lo nghĩ chi phí gì hết. Sống lay lắt nhưng dai bền mọi người ạ. Nếu mọi người quan tâm đến
Nói lại cái, cũng nhờ cơ hội này tiếp xúc mấy ông anh em bản thân từng ngưỡng mộ. Nghe mấy ông anh em, mấy chị em, mấy bạn chia sẻ về câu chuyện "Thôi ráng vì mấy đứa nhỏ nữa chứ anh/chị mà đứt là tụi nó đứt theo". Thôi mấy anh chị chia sẻ với mọi người thì em cũng ngồi chia sẻ 1 phần với mấy anh mấy chị.
Mình nhận ra sau nhiều case chia sẻ, tư vấn với mấy anh chị chủ cửa hàng, chủ doanh nghiệp là bản thân họ không có cái nhìn tổng quan về sàn (thực ra theo mình nó khá cơ bản và tổng hợp được) thuê nhân viên giao việc không sâu sát, nó cứ chung chung nên ít hiệu quả. Cả chủ không hiểu sao chỉ được cho nhân viên. Nhân viên thì KHÔNG BIẾT CÁI KHÔNG BIẾT nhiều quá thì làm sao mà làm. Tìm hiểu là cả quá trình bự lắm.
Trên vị trí 1 người đã từng tự sở hữu gian hàng có doanh số > 1 tỷ, rồi đến vị trí 1 người tự làm từ khâu lập công ty, chọn tên sản phẩm, chọn mẫu, ra hàng, làm thông điệp, booking, bán hàng, test marketing, viết bài chia sẻ, xem số phân tích nhiều case nhiều nhãn (nhỏ thôi), tự đóng gói dán băng keo, in mã từng đơn hàng... mình tổng hợp ra vài key nho nhỏ. Map này mình làm để hỗ trợ 1 nhãn hàng AKUBA của ông anh khá hợp ý (hình như em biết anh hơn 10 ngày thôi anh nhỉ :)) ) mảng thương hiệu thời trang Nam chất lượng cao chuẩn xuất khẩu - năng lực tự sản xuất, gia công và hiểu sản phẩm. Một số lý thuyết sẽ không đúng với tất cả ngành hàng, không đúng với ae seller mua đi bán lại, nhưng mình hy vọng chia sẻ 1 cái gì đó để hỗ trợ mọi người.
Với các nội dung đã mapping hy vọng nhanh chóng tự nghiên cứu mô hình hoạt động F2C (Factory to Customer) hiểu nôm na là bán hàng mà Nhà máy có thể dùng năng lực sản xuất của mình vào tương tác ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng rồi bán. Một trong các ý mình đang hiểu Nhà máy sản xuất ra hàng để Bán hàng, quá trình Bán hàng phản hồi lại điều chỉnh Sản xuất về kế hoạch sản xuất, cải tiến mẫu mã, chi phí sản xuất, cấu thành v.v... để hàng tới tay người dùng là gần nhất với nhu cầu sử dụng để tăng hiệu quả bán hàng và giảm tồn kho tối đa. <- mình hiểu vậy chém vậy còn cần nghiên cứu thêm và lúc đó map có thể sẽ to ra nữa mong vẫn chia sẻ được với mọi người.
Thông tin mình chia sẻ là vô tư và không vị lợi, anh em tiếp nhận có gì góp ý nhẹ nhàng mình cải tiến, điều chỉnh và chia sẻ lại các anh em sau nhé. Nó rất cơ bản mong anh em không chê.
Nếu map này có giúp được cho ai đó đừng phụ lòng mình chia sẻ nội dung này cho những anh chị em cần dùng nhé. Map này mình tổng hợp từ hơn 4 năm hoạt động và hỗ trợ phân tích tư vấn nhiều case, viết và chỉnh sửa trong 4 ngày. Có lẽ là khá cơ bản và đủ thông tin để bạn hình dung được câu chuyện và có hướng tìm hiểu riêng. Chiến lược riêng thì bạn tự xây dựng riêng cho phù hợp hơn.
P.s Chân thành mong ACE doanh nghiệp có thể trụ vững qua mùa này.
Anh chị em comment "Tôi muốn được chia sẻ" Tuấn gửi mọi người link drive qua inbox.
Nhận xét
Đăng nhận xét