Chuyển đến nội dung chính

Học Zara cách Xuất hiện Kế bên đối thủ - Câu chuyện bán hàng Shopee

 


Tui là Tuấn Tê Tê. Việc bị cạnh tranh đối với một vài người là chuyện không tốt. Đối với một vài người - giống như tui là một câu chuyện thú vị. Như đợt tui có xem phỏng vấn của đại diện 1 sàn TMDT Việt Nam về việc đánh giá như thế nào khi cùng lúc có 3 ông lớn là Shopee và 2 sàn khác cùng tham gia cuộc chạy đua chiếm lĩnh thị trường TMDT tại Việt Nam, tui rất tâm đắc về chia sẻ của vị trên không nhớ chính xác nhưng đại ý là cảm thấy thú vị, 1 điều trong đó nữa là cả 3 ông cùng đổ chi phí để educate thói quen và suy nghĩ người Việt Nam về việc mua hàng tại các kênh điện tử. Ừ, thế thì hay.

Việc xác định 1 ai đó, 1 nhãn nào đó, 1 sản phẩm nào đó là Đối thủ của mình hoặc mình là Đối thủ của ai đó suy nghĩ tích cực là một điều tốt, Nhờ có Đối thủ mà mình có thêm động lực để phải ngày càng làm tốt hơn, để có thêm nhiều ý tưởng để thay đổi, cải tiến để phục vụ khách hàng. Việc đó cũng đồng nghĩa mình đang tôn trọng Họ - Đối thủ hoặc được Tôn trọng khi họ xác định mình đủ khả năng gây ảnh hưởng đến họ. Nhắc đến ý này trên topic này mình xin chia sẻ luôn mình luôn xem Loli and The Wolf là một đối thủ lớn đối với nhãn Dung dịch vệ sinh Nam Tê Tê mà mình cảm thấy Nể các bạn. Hy vọng có dịp sẽ được gặp và hợp tác với team các bạn.

Nói về việc Sản xuất thời trang Cao cấp theo cách Công nghiệp và Tự phân phối sản phẩm trực tiếp thì Zara là nhãn hàng tui cố tình tìm và đọc nhiều bài báo về nhãn nhất. Xin mạn bàn sơ và chia sẻ quan điểm với các bạn để xem mọi người có đồng tình với Tuấn không và có hình dung gì để áp dụng cho việc bán hàng trên Shopee hay các sàn TMDT khác của mình không nhé.

Zara "học" từ xu hướng và thiết kế của các đối thủ

Mình có đọc vài bài báo Tiếng Anh và Tiếng Việt viết về việc Zara cập nhật xu hướng và tạo ra những thiết kế sản phẩm trong quy trình 2 tuần thay vì 6 tháng như các hãng thời trang lớn truyền thống hay làm.

Họ xây dựng quy trình khép kín và cập nhật những xu hướng thời trang được các nhãn lớn educate thị trường, họ học và cải tiến sản phẩm từ những sản phẩm đắt tiền. Họ cải tiến một chút về mẫu mã, chi tiết nhỏ cho sản phẩm không bị bắt bẻ về ăn cắp thiết kế. Họ làm những sản phẩm cao cấp với mức giá rẻ hơn. Họ không tốn quá nhiều tiền cho việc nghiên cứu và marketing để educate cho thị trường rằng "Sản phẩm này là xu hướng đấy", họ làm ra sản phẩm hợp với xu hướng đã được giới thiệu là xu hướng, tiết kiệm biết bao nhiêu là chi phí. 

Nếu bạn là một đơn vị có khả năng sản xuất sản phẩm bạn nghiên cứu về ý tưởng ra các sản phẩm theo xu hướng đang bán chạy trên sàn Shopee hoặc các kênh truyền thông đang nhắc đến xem. Ngay cả việc nhập hàng bạn cũng quan sát sản phẩm phù hợp với hình ảnh mình đang xây dựng mà đang được ưa chuộng xem nhé.

Zara có nguồn hàng đa dạng và liên tục cập mẫu mã hàng hóa

Zara luôn có trên 12.000 mã sản phẩm mới mỗi năm và mỗi mẫu sẽ chỉ xuất hiện tối đa 3 - 4 tuần tại Zara. Các fan trung thành từ đó hình thành thói quen thường xuyên ghé thăm các cửa hàng Zara để cập nhật các mẫu mới và không bỏ lỡ các mẫu phù hợp với mình.

Bạn suy nghĩ thêm về việc đa dạng sản phẩm và cập nhật mới liên tục có phù hợp với chiến lược phát triển của gian hàng mình không nhé.

Zara luôn có cách xuất hiện bên cạnh những ông lớn chung ngành thời trang

Zara có những sản phẩm có chất lượng cao và đôi khi "tương tự" như đối thủ. Họ có mức giá rẻ hơn 2 3 lần. Họ xuất hiện nổi bật và kế bên những đối thủ nặng kí. Khách hàng sẽ có thêm một sự phân vân chọn lựa khi đến các cửa hàng xem các sản phẩm và Zara có thêm cơ hội để có thêm khách hàng.

Bạn có ý tưởng để xây dựng chiến thuật xây dựng hình ảnh đại diện, tittle sản phẩm và cách đấu thầu từ khóa, quảng cáo khám phá và các chiến dịch marketing nào lóe qua không?

Zara quản lý tốt về việc sản xuất và phân phối sản phẩm

Zara có hệ thống sản xuất, phân phối và bán lẻ khép kín. Từ việc quản trị tốt họ có thể đưa sản phẩm từ sau khi được thiết kế hoàn chỉnh qua sản xuất, phân phối đến các cửa hàng mất 10 - 15 ngày. Từ đó tiết giảm các chi phí kho bãi, tồn kho, tăng khả năng cung ứng, tăng vòng xoay tiền, tăng tính cạnh tranh nhờ đáp ứng kịp sản phẩm có tính xu hướng v.v... Từ đó tối ưu chi phí, tối uu giá thành và tối ưu lợi nhuận.

Bạn có chiến lược nào cho việc quản lý hàng hóa, tồn kho, xử lý tồn kho v.v... hiệu quả chưa?

Kết

Zara là một nhãn hàng có nhiều cái tui rất hào hứng mỗi lần đọc về họ. Rất mong những chia sẻ và gợi ý của tui có thể góp ý thêm cho bạn vài ý tưởng mới để công việc kinh doanh tốt hơn. Hãy chia sẻ câu chuyện của bạn với tui và những người khác để cùng nhau có thể làm tốt hơn nữa nhé.

Bài viết tham khảo nguồn từ Diễn đàn Doanh nghiệp (https://enternews.vn/)


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chọn từ khóa để chạy quảng cáo Shopee

Xin chào Mình là Tuấn Tê Tê. Nay mình nói quanh quanh câu chuyện quảng cáo đấu thầu từ khóa trên Shopee và vài gợi ý từ khóa cho mọi người nhé. Định nghĩa “từ khóa”: Từ khóa  là từ trong một câu, một đoạn, một văn bản, mang một ý nghĩa quan trọng hoặc có mục đích nhấn mạnh theo ý của người viết. Từ khóa (Keyword) được sử dụng rộng rãi như là một thuật ngữ internet chỉ việc xác định những từ ngữ chính thể hiện sản phẩm, dịch vụ, thông tin mà chủ website hướng đến cũng như người dùng internet hay dùng để tìm kiếm thông tin liên quan. VD: Áo thun ba lỗ nam sát nách AKUBA form oversize thoải mái, chất liệu single cotton 100% sợi tự nhiên J553 è Các từ khóa: Áo thun, nam, sát nách, ba lỗ, oversize, cotton… Chọn sản phẩm để chạy Cách 1_Quảng cáo để bán nhiều (dễ): Chọn sản phẩm có CR cao thường dễ bán, giá rẻ, volume lớn Cách 2_Quảng cáo để bán ngày càng nhiều hơn trên chi phí ngày càng ít hơn (offer): Chọn tập sản phẩm có CR cao đại diện cho ngành hàng đang bán -...

Chưa tối ưu, đừng chạy Quảng cáo

 Tui là Tuấn Tê Tê. Mọi người hay nói về Shop và Sản phẩm Chuẩn SEO. Tui thì không thích chữ Chuẩn SEO lắm, tui hay nói chữ Tối ưu nhiều hơn. Quảng cáo là hiển thị, còn bán được hay không, bán bao nhiêu, lời bao nhiêu lại là câu chuyện của Tối ưu mà tui muốn nói tới. Tối ưu là Ngày càng Tối ưu chữ không phải làm 1 phát là muốn tối gì thì tối. Quảng cáo 10 đồng, trước bán lời 11 đồng, nay lời thành 15 đồng là Tối ưu Quảng cáo 10 đồng, trước bán được 100 đồng, nay bán được 150 đồng là Tối ưu Quảng cáo 10 đồng, trước bán cho 10 khách, nay bán cho được 15 khách là Tối ưu Quảng cáo 10 đồng, trước bán 10 món, nay bán được 15 món là Tối ưu Trước chưa có Tối ưu chỉ số bán hàng, Shopee hắn đánh giá sản phẩm thấp, thầu cao, giá thầu mỗi click cao chót vót, mà click vào người ta còn không thèm mua. Cải thiện chỉ số, hình ảnh, thông tin hết rồi thì thầu giảm, mà chuyển đổi cao thì tối ưu chi phí nên tối ưu lợi nhuận. Trước mỗi click 0.2 đồng, mà 10 click hết 2 đồng được 2 đơn lời 1 đồng, vị ch...

Càng học thấy mình càng ngu - Tấm chiếu mới chạy Quảng cáo ở Shopee

Tui là Tuấn Tê Tê. Hồi tính năng đấu thầu quảng cáo mới ra khoảng tháng 7/2018 (không nhớ chính xác) mở giới hạn cho 1 số nhà bán trong đó có mình. Hồi đó tìm ra được từ khóa "serum" và "serum trắng da" ở mức thầu 1.000đ/click chưa tới 10 click ra 1 đơn lời >100k cho 1 sản phẩm serum dưỡng da mình đang bán. Việc bán hàng dễ quá làm bản thân mình tự ngộ nhận rằng bản thân mình "đủ giỏi" để ngưng học hỏi. Từ 2019, chính sách siết chặt, thay đổi, bản thân mình chưa thích nghi tốt dẫn đến việc hiệu quả bán hàng giảm so với trước. Nhiều lần suy nghĩ chưa ra chuyện. 2020, được có cơ hội quay lại thị trường, ngoài tự có 1 nhãn nhỏ xíu riêng, một vài anh em tin tưởng tương tác để mình lead team, setup team Ecom vài nhãn hàng, xem số liệu, đặt vấn đề, mình mới có nhiều case study tự rút ra cho bản thân, vài thông tin đã được học nay mới hiểu. Nay chia sẻ lại mọi người về trải nghiệm của mình. Chọn sản phẩm chạy quảng cáo Chạy quảng cáo cũng phải có chiến lược , ...