Theo mình, việc bán hàng hóa nhập của người khác về để bán giống như việc chạy qua hàng xóm nựng ké đứa cháu trong xóm, hay giữ hộ đứa cháu con chị hai, chị ba để mấy chị đi siêu thị chơi game máy bắn cá, ba mẹ nó về thì cũng lôi nó về nhà, mốt bạn già yếu không ai lo cho bạn đâu, thiệt sự vậy luôn đó. Việc có riêng một nhãn hàng có SƯỚNG không? Việc có Sở hữu một nhãn hàng giống như việc sinh ra một đứa trẻ, dĩ nhiên có SƯỚNG trước thì mới có đứa trẻ. Việc sinh nó ra, nuôi dạy nó còn SƯỚNG hơn khi thấy nó thành công.
Mình viết bài này đầu tiên là đặt tên cho đứa con Thương hiệu đăng ký Bảo hộ thương hiệu để pháp luật bảo vệ mình nhé.
Lý do sao lại phải đi đăng ký Bảo hộ thương hiệu để làm gì:?
- VÌ bán hàng online dễ bị copy sản phẩm
- VÌ bán sản phẩm không thương hiệu dễ bị cạnh tranh về giá khốc liệt
- VÌ xây dựng uy tín, hình ảnh thông qua thương hiệu sẽ giúp quảng cáo có chuyển đổi rẻ (như anh Trà chia sẻ câu chuyện ở bài viết ....)
- VÌ một số sàn khác (ở VN cũng có 1), ngay cả Amazon cũng có tính năng Gộp chung sản phẩm tương tự, với thương hiệu riêng mình có thể tránh việc này trong tương lai
- VÌ có thương hiệu riêng giúp thể hiện cá tính và cho bạn thoải mái sáng tạo. Bạn thích kiểu truyền thống hay BDSM hay cosplay thì là do bạn chả ai la lối lớn tiếng với bạn vì đây là KHU TAO SỐNG.
Thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu:
Bạn nên đầu tư 1 lần đi làm cho biết, thực sự việc này rất dễ và đỡ tốn từ 1 đến 2 triệu phí dịch vụ mà kết quả cũng không khả quan gì hơn đâu.
Chuẩn bị (nhớ tra cứu trước)
- Tên thương hiệu
- Logo thương hiệu
Hướng dẫn cơ bản:
- B1: Tra cứu xem nhãn có khả năng đăng kí hay không tại iplib.noip.gov.vn
- B2: Thiết kế logo nhãn hàng
- B3: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm 1 đơn đăng ký + 5 logo in màu + chi phí khoảng 1tr2/1 ngành hàng bảo hộ
Lưu ý:
- Bảo hộ ae tiểu thương chúng ta thường làm là Bảo hộ Thương hiệu, đơn giản mình biết tới đó đỡ rối
- Bảo hộ ngành hàng liên quan đến sản xuất sản phẩm 1-34.
- Không rõ gì thì bảo bộ phận hỗ trợ của Cục sở hữu trí tuệ họ giúp.
Kinh nghiệm bản thân muốn chia sẻ:
Mình không nói mình đúng hay mình sai, đây là những kinh nghiệm về chuyện ĐƯỢC - MẤT khi thực hiện đăng ký bảo hộ các nhãn hàng mình chia sẻ để mọi người có thông tin làm tốt hơn:
- Khi mình đăng kí nhãn
hàng Pon Hub – Nhái tên 1 trang web lớn nước ngoài -> Cục nhận đơn nhưng sản
phẩm khi đăng tải gặp nhiều vấn đề vì nhiều sàn quét sp có yếu tố SP tình dục
không cho online, marketplace Facebook không cho lên, xóa tên trên mô tả quét
hình vẫn dính -> lưu ý việc Nhái các thương hiệu có sẵn nếu không vững
hạn chế làm, Lưu ý đặt tên thương hiệu né những từ khóa thuộc dạng ngành hàng Cấm
để tránh khó đăng tải, quảng bá
- Mình lại đăng kí giấy tờ với công ty chuyên sản xuất, phân phối sản phẩm liên quan ngành hàng ô tô là OTOFUN – nhãn Bọc vô lăng – cty chuyên đặt gia công và phân phối sản phẩm liên
quan đến phụ kiện, nội thất xe ô tô, có traffic tìm kiếm tự nhiên dao động
6-10.000 lượt/tháng miễn phí (do tên này trùng với tên 1 diễn đàn lớn ngành xe
hơi). -> Các bạn thử tham khảo các trend, từ khóa có tập khách hàng tìm kiếm sẵn
nhưng ít cạnh tranh là một cách làm để giảm chi phí quảng bá
- Nhãn
hàng Onemy – nhãn hàng thuộc 1 cty quen biết, ban đầu mình ra sản phẩm chỉ với mục đích bán hàng nhưng tới khi dự định
phát triển thì phát hiện Pháp nhân sở hữu nhãn hàng này là cty có người đại diện
pháp luật đã bỏ trốn vì quỵt tiền công nợ (CTY của người anh mình cho nhân viên làm đại diện) dẫn đến việc phải ngưng mọi hoạt động liên quan đến nhãn hàng và cty này -> Nên tự thành lập pháp nhân sở hữu nhãn hàng của mình là hay nhất, chi phí
cũng rẻ, đừng bị phụ thuộc
- Nhãn mới Sirum – theo suy nghĩ nhãn hàng Trẻ, cách gọi người miền Nam cho 1 dòng mỹ phẩm có giá trị cao, nhãn mới chưa bị mua tên miền nhận diện. Đồng thời mình cũng đang test nhãn hàng Tê Tê với loại sản phẩm phục vụ nhu cầu "thầm kín" và "vệ sinh" của phái nam nhiều dự tính truyền thông theo hướng funny đang được react tốt với nhãn hàng.
Tuấn Lê
Nhận xét
Đăng nhận xét